#4 - QUY TRÌNH TRUYỀN THÔNG QUỐC TẾ TRONG GIAI ĐOẠN CẬN ĐẠI
- TTXK MediaLish
- 4 thg 11, 2024
- 4 phút đọc
Đã cập nhật: 7 thg 11, 2024
Trong giai đoạn cận đại, truyền thông quốc tế bắt đầu hình thành và phát triển, mở ra một kỷ nguyên mới của giao lưu thông tin và văn hóa. Mặc dù chưa phức tạp như hiện nay, song quá trình truyền thông thời kỳ cận đại đã chịu nhiều ảnh hưởng sâu sắc từ bối cảnh lịch sử, chính trị và kinh tế, đặc biệt là sự bùng nổ của chủ nghĩa tư bản và thương mại quốc tế cùng với đó là sự phát triển của Công giáo. Những yếu tố này đã thúc đẩy các quốc gia châu Âu tìm kiếm thuộc địa mới, nơi có tài nguyên dồi dào và cơ hội phát triển thương mại.
Truyền thông lúc bấy giờ không chỉ đơn thuần là phương tiện lan tỏa thông tin, văn hóa và tôn giáo từ châu Âu ra thế giới, mà nó còn là một công cụ quyền lực mạnh mẽ, chịu sự kiểm soát chặt chẽ bởi các quốc gia, giáo hội và các tổ chức thương mại lớn nhằm bảo vệ lợi ích và củng cố quyền lực của họ.
Hãy cùng MediaLish bắt đầu cuộc hành trình khám phá cách mà truyền thông trong giai đoạn cận đại đã góp phần định hình thế giới và kết nối các nền văn minh như thế nào nhé!

Có 6 yếu tố trong quá trình truyền thông và mối quan hệ của chúng được thể hiện như trong ảnh. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về từng yếu tố nhé.

NGƯỜI GỬI - SENDER/COMMUNICATOR
Quy trình truyền thông quốc tế thời kỳ này chủ yếu khởi nguồn từ những người gửi đặc biệt - bao gồm các nhà thám hiểm, thương gia, nhà truyền giáo, và đôi khi là chính quyền các quốc gia. Những nước lớn như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh và Hà Lan, đều tìm cách truyền bá văn hóa, tôn giáo và thương mại của mình.
Ví dụ nổi bật đó là Christopher Columbus, dưới sự tài trợ của hoàng gia Tây Ban Nha, đã khám phá ra châu Mỹ và gửi về châu Âu những thông điệp đầy hứa hẹn về “Tân Thế Giới” với tài nguyên phong phú, đất đai màu mỡ và cơ hội phát triển lớn.

THÔNG ĐIỆP - MESSAGE
Thông điệp trong thời kỳ cận đại không chỉ đơn giản là phát hiện địa lý hay mô tả văn hóa mà còn bao hàm các tư tưởng tôn giáo và khuyến khích di dân. Thông điệp truyền tải thường liên quan đến cơ hội thương mại, mô tả văn hóa mới và cả những lời kêu gọi về niềm tin tôn giáo.
Ví dụ nổi bật đó là Các nhà truyền giáo như dòng Tên đã đưa thông điệp về đức tin Công giáo đến châu Á và châu Mỹ. Ma-tê-ô Ri-xi, một trong những nhà truyền giáo nổi tiếng của dòng Tên, đã truyền tải tri thức phương Tây tới Trung Quốc để tạo thiện cảm và sau đó lan truyền đức tin Kitô giáo.

KÊNH TRUYỀN THÔNG - MEDIUM/CHANNEL
Vào thời kỳ này, các kênh truyền thông bao gồm thư từ, báo chí sơ khai, sách in và truyền miệng qua những người thám hiểm hay thương gia. Máy in Gutenberg là một phát minh quan trọng, giúp phổ biến các tư liệu về những chuyến khám phá và tri thức mới ra khắp châu Âu.
Ví dụ nổi bật đó là Sự ra đời của máy in vào thế kỷ 15 giúp công bố các bản đồ và báo cáo của các nhà thám hiểm như Ma-cô Pô-lô, truyền tải thông tin về các chuyến đi kỳ thú.

NGƯỜI NHẬN - RECEIVER/AUDIENCE
Khán giả ở thời kỳ này chủ yếu là nhà quý tộc, thương nhân và những người có quyền lợi liên quan đến thuộc địa hay thương mại. Người châu Âu tiếp nhận thông tin về các vùng đất mới với kỳ vọng lớn về tài nguyên, dẫn đến các đợt di cư mạnh mẽ và đầu tư vào những công ty thương mại lớn.
Ví dụ: Thông tin về châu Mỹ đã kích thích làn sóng di cư từ châu Âu và đầu tư vào các công ty như Công ty Đông Ấn Anh, tìm kiếm cơ hội tại những vùng đất mới.

PHẢN HỒI - FEEDBACK
Phản hồi trong giai đoạn này diễn ra chậm do hạn chế về kênh truyền thông. Những phản hồi chủ yếu thông qua các báo cáo, thư từ hoặc lời kể khi các nhà thám hiểm trở về, thường thúc đẩy những chuyến thám hiểm mới hoặc thay đổi cách tiếp cận của các quốc gia đối với thuộc địa.
Ví dụ nổi bật đó là Phản hồi từ chuyến đi của Vát-xcô đa Ga-ma đến Ấn Độ đã thúc đẩy đầu tư lớn vào đường biển và mở rộng thuộc địa của Bồ Đào Nha tại châu Á.

Comments